Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Sức công phá nguy hại khủng khiếp của tin đồn, tin giả trong bối cảnh thiên tai

15:20:12, 28/07/2025 Vụ hoảng loạn của người dân miền Tây Nghệ An chiều 27.7 do tin đồn vỡ đập Thủy điện Bản Vẽ là ví dụ cho thấy sức công phá của tin giả trong thiên tai.

Sức công phá nguy hại khủng  khiếp của tin đồn, tin giả trong bối cảnh thiên tai
Người dân vùng lũ Nghệ An hoảng loạn tìm nơi tránh trú do tin đồn thất thiệt vỡ đập thủy điện lan truyền. Ảnh: Ngọc Anh

Khi thông tin chưa được kiểm chứng về việc đập thủy điện Bản Vẽ bị vỡ lan truyền, hàng nghìn người dân vùng lũ Nghệ An đã vội vã sơ tán, chạy lên các khu vực cao với tâm lý hoảng loạn.

Trong cơn hoảng loạn đó, nhiều người mang theo tài sản, bồng bế con nhỏ chạy giữa trời mưa lũ, không ít người bị ngã, kiệt sức, hoặc gặp nguy hiểm thực sự giữa đường.

Tuy nhiên, ngay sau đó, đại diện Công ty Thủy điện Bản Vẽ khẳng định rõ: đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật. Lưu lượng nước về và xả ra vẫn trong mức kiểm soát, đập an toàn tuyệt đối.

Sự việc tại Nghệ An một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của “lũ” tin giả, một thứ tai họa tinh thần có thể lan nhanh hơn cả lũ tự nhiên.

Trong bối cảnh thiên tai, nơi con người vốn đã nhạy cảm và dễ tổn thương, chỉ một tin đồn cũng có thể kích hoạt hiệu ứng đám đông khủng khiếp, dẫn đến hoảng loạn, sai lệch hành vi, gây cản trở công tác cứu hộ, cứu nạn và làm rối loạn trật tự xã hội.

Đáng nói, đây không phải là lần đầu những tin đồn kiểu “vỡ đập”, “vỡ thủy điện” xuất hiện khi có mưa bão. Trên thực tế, loại tin giả này đã xuất hiện lặp đi lặp lại ở nhiều địa phương mỗi mùa mưa lũ.

Điều đó cho thấy, bên cạnh nỗi sợ thiên nhiên, người dân Việt Nam còn đang phải đối mặt với một “nỗi sợ nhân tạo”, được tạo ra từ chính sự thiếu kiểm soát thông tin trên mạng xã hội.

Trong thời đại mà ai cũng có thể trở thành “nguồn tin”, thì trách nhiệm trong hành vi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội càng phải được cẩn trọng cân nhắc. Bởi mỗi dòng trạng thái, mỗi tin nhắn phát tán thông tin sai sự thật đều có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng thật sự.

Vụ việc này lần nữa cho thấy chúng ta đang thiếu một cơ chế quản trị thông tin khẩn cấp hiệu quả. Khi sự thật đến chậm hơn tin đồn, cộng đồng dễ bị dẫn dắt bởi cảm xúc hơn là lý trí.

Trách nhiệm này không chỉ thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước mà còn thuộc về cả người dân.

Việc xác minh, làm rõ và có chế tài xử lý thật nghiêm khắc đối với những cá nhân tung tin giả, chia sẻ thông tin sai sự thật, nhất là trong hoàn cảnh nhạy cảm như thiên tai, dịch bệnh để làm gương và răn đe là hành động tất yếu.

Nhưng quan trọng hơn cả, nhân dân, đặc biệt tại những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, cần được hướng dẫn để biết cách tiếp nhận thông tin có chọn lọc, biết hoài nghi với các nguồn tin thiếu căn cứ, biết cách kiểm chứng thông tin cơ bản.

Đó là những kỹ năng sống không thể thiếu trong thời đại mạng xã hội và cũng là cách phòng chống tin giả, tin đồn hiệu quả nhất từ cộng đồng./.

Xem bài viết gốc tại đây

(Nguồn: laodong.vn)

Tin liên quan

  • Việt Nam xếp thứ mấy trong nhóm quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu?
  • Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La
  • Ruộng lúa ngập úng, sạt lở giao thông do mưa lớn tại Sơn La
  • Kịp thời giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh miền núi biên giới Sơn La
  • Nghệ An: Hình ảnh lũ 'xé nát' quốc lộ nối xã Nhôn Mai, nơi 7.000 dân đang bị cô lập
  • Đồng Tháp thiệt hại khoảng 21,2 tỷ đồng do bão số 3 gây ra
  • Những chuyến bay cứu trợ khẩn cấp đến các khu vực bị cô lập ở Nghệ An
  • Bão số 3 gây thiệt hại nặng: Một người mất tích, hơn 400 nhà tốc mái, gần 120 nghìn ha lúa bị ngập
  • Hưng Yên: Tràn bờ bao ngoài đê sau bão số 3, không phải vỡ đê
  • Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa, lũ trên khu vực tỉnh Nghệ An

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 3039

Tổng số lượt truy cập: 21220101