Căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-BNNMT ngày 23/4/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, thực hiện chức năng tư vấn xây dựng chính sách và cơ sở dữ liệu, truyền thông, tập huấn, kiểm định, giám định, đánh giá chất lượng, an toàn đê điều, công trình phòng, chống thiên tai phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục; thực hiện các hoạt động dịch vụ về đê điều và phòng, chống thiên tai và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật; có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Xây dựng, trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn về đê điều và phòng, chống thiên tai; kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm theo phân công của Cục trưởng.
2. Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về đê điều và phòng, chống thiên tại thuộc phạm vi Quản lý của Cục; tổ chức thực hiện theo phân công của Cục trưởng.
3. Quan trắc, giám sát, cảnh báo thiên tai; quản lý, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm và các trang thiết bị chuyên dùng vận hành hệ thống giám sát thiên tai và các phần mềm phục vụ công tác chi đạn, điều hành về đê điều và phòng, chống thiên tai.
4. Xây dụng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, quy trình kỹ thuật tham gia tập huấn, diễn tập về chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tại cấp xã và lực lượng Quản lý đề nhân dân; hướng dẫn thực hiện tiễu chí an toàn phòng, chống thiền tại trong xây dựng nông thôn mới.
5. Xây dựng các chương trình, đề án, dự án về nâng cao nhận thức Cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng; nghiên cứu giải pháp công trình, phi công trình, thử nghiệm các mô hình, vật liệu mới trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai; tổ chức thực hiện theo phân công của Cục trưởng.
6. Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông, kế hoạch, phương án ứng phó các loại hình thiên tai, phương án ứng phó các sự cố các công trình phòng, chống thiên tai, bản đồ để điều, phòng chẳng thiên tai và các quy hoạch liên quan khác theo phân công của Cục trưởng.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ công và dịch vụ tư vấn khi đáp ứng năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật:
a) Điều tra cơ bản, khảo sát, đánh giá hiện trạng, thu thập, số hóa, xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; ứng dụng công nghệ viễn thám, mô hình mô phỏng các loại hình thiên tại trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai;
b) Thẩm tra, lập dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán và thực hiện các chương trình, đề án, dự án về xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
c) Tư vấn thẩm tra, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế và dự toán xây dựng công trình: đê, kè, cống, công trình bảo vệ bờ sông, chính trị sông, thoát lũ; công trình bảo vệ vùng cửa sông, bờ biển, hải đảo; công trình phân lũ, điều tiết lũ; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân; công trình cảnh báo thiên tai; công trình phòng, chống thiên tai, hạ tầng kỹ thuật liên quan đến đê điều và phòng, chống thiên tai;
d) Đánh giá tác động môi trường các dự án đê điều và phòng, chống thiên tai, hạ tầng kỹ thuật và các lĩnh vực có liên quan;
đ) Khảo sát, điều tra thu thập số liệu địa hình, địa chất, thủy văn, hải văn, đo đạc bản đồ, lập mô hình toán trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý của Cục;
e) Tư vấn quản lý dự án, đấu thầu, giám sát đánh giá dự án; giám sát xây dựng trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tại trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai;
g) Thí nghiệm địa kỹ thuật, vật liệu xây dựng; chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hàng hóa, vật liệu xây dựng; kiểm định, giám định, đánh giá chất lượng, an toàn công trình và nguyên nhân sự cố công trình; thử nghiệm, kiểm định sản phẩm của các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai và các lĩnh vực có liên quan khác khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
8. Hợp tác, liên danh, liên kết thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn trong nước và quốc tế về đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý của Cục;
9. Tham gia công tác chuẩn bị, quản lý, thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực đê điều và phỏng, chống thiên tai; giúp việc các tổ chức phối hợp liên ngành do Cục làm cơ quan thưởng trực, cơ quan đầu mối theo phân công của Cục trưởng.
10. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Cục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý.
11. Quản lý tổ chức, bộ máy, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Trung tâm theo quy định và phân cấp của Cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai - DMPTC